Công nghệ Lidar là gì? Nguyên lý hoạt động và ứng dụng

LiDAR là gì?

Tên đầy đủ của LiDAR là Light Detection and Ranging, là một công nghệ viễn thám sử dụng ánh sáng dưới dạng xung laser để đo khoảng cách từ vị trí bắt đầu tới mục tiêu cần đo. Sau khi đo, những xung ánh sáng này sẽ kết hợp với các dữ liệu được ghi bởi hệ thống trên không, từ đó phân tích và đưa ra thông tin dưới dạng thông tin ba chiều. 

Nguyên lý hoạt động của LiDAR

Nguyên lý hoạt động của LiDAR có thể được hiểu một cách đơn giản: “Phát đi một tia laser và thu lại một tín hiệu phản hồi”. Dựa vào tốc độ ánh sáng đã biết, độ trễ phản hồi được ghi nhận, từ đó khoảng cách từ máy phát tới vật thể sẽ được tính toán tương đối chính xác. Sự khác biệt về thời gian, bước sóng laser sẽ sử dụng để xây dựng mô hình ba chiều của đối tượng.

Khoảng cách (d) tính bằng 1/2 tích giá trị tốc độ ánh sáng (c) và thời gian (t):

(d = 1/2tc)

Mặc dù đã được sử dụng từ rất sớm, nhưng phải cho đến khi công nghệ GPS phát hiện, LiDAR mới trở nên phổ biến. Hai công nghệ này được ứng dụng rất nhiều trong trắc địa.

Ứng dụng của LiDAR

Nhờ vào khả năng xây dựng mô hình ba chiều của đối tượng mà hiện nay LiDAR ứng dụng được rất nhiều lĩnh vực, được áp dụng mạnh trong ngành GIS và một số như :

+ Xây dựng mô hình số độ cao (DEM)

+ Khảo sát xây dựng bản đồ đô thị, giao thông

+ Phục vụ cho trắc địa, đo đạc hiện trường.

+ Thiết kế kiến trúc, kết cấu, lập bản đồ phục vụ cho công việc thi công và hoàn công,..

Scroll to Top